Tháng củ mật là gì?

11:35 PM

Hằng năm cứ vào thời điểm tháng 12 âm lịch đến, ngoài việc gọi là tháng Chạp thì tháng này còn có cái tên đáng yêu hơn đó chính là “tháng củ mật”

Nhưng mỗi cách gọi đều có câu chuyện đằng sau đó, từ nguyên nhân đến nguồn gốc và những vấn đề xung quanh. Qua bài viết sau đây sẽ giúp độc giả hiểu sâu sắc hơn về tên gọi “tháng củ mật”.


Tháng củ mật phải chăng là tháng thu hoạch khoai mật? - Ảnh Pinterest

“Củ mật” nghĩa là gì?

Tại sao không phải là củ khoai, củ cải đỏ, củ sắn,... mà là củ mật? Thật ra, củ mật không phải là một một loại củ nào, mà đó là từ Hán Việt. Trong đó “củ” có nghĩa là kiểm soát, xem xét những vấn đề xung quanh, còn “mật” là kín, bí mật, kín đáo.

Vậy củ mật có nghĩa là kiểm soát mọi việc thật cẩn thận, kín đáo.

Vì sao gọi tháng Chạp được gọi là tháng củ mật?

Tháng Chạp là tháng cuối năm, những ngày cuối năm thường rất được xem trọng, cách gọi tháng Chạp là tháng củ mật như lời nhắc nhở rằng mọi người nên cẩn trọng, giữ gìn tài sản, tránh làm việc gì xảy ra sai sót.


Tháng củ mật là thời điểm những tên trộm hoạt động mạnh nhất - Ảnh Pinterest

Bởi cuối năm là thời điểm thu tiền về, mỗi nhà dành dụm chút ít tiền để sắm sửa nhà cửa, mua đồ, mua xe mới, cũng như tất bật chuẩn bị cho năm mới mà đôi khi lơ là cảnh giác, đây chính là cơ hội cho những tên “đạo chích” đến thăm từng nhà và thực hiện mưu đồ trộm cắp.

Vì thế nên cần phải “củ mật”, bên cạnh đó, cần cẩn thận củi lửa, ít tiệc tùng, những buổi tiệc liên hoan, tất niên cuối năm sẽ khiến con người ta chếnh choáng, say xỉn và không tỉnh táo sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe như đau dạ dày, đột quỵ, ngộ độc rượu bia,... khi đó đi xe nguy hiểm, dễ bị cướp giữa đường, hay nhiều nguy cơ khác mà sẽ dễ diễn ra mà ta không lường trước được.

Vì sao tháng 12 là gọi là “tháng Chạp”?

Văn hóa Việt Nam bị ảnh hưởng một phần từ những năm đô hộ của Trung Quốc, nên những phong tục, tên gọi cũng có nét na ná nhau. Trọng đó, chữ “chạp” có xuất phát từ tiếng Hán với từ gốc là “lạp”. 

Bên cạnh đó, một số thông tin khác cho rằng, chữ “lạp” còn có nghĩa là thịt, thường vào cuối năm nhiều người sẽ tích trữ thịt để làm món ăn đãi khách hay dùng ăn dần trong mùa đông lạnh giá. Thế nên tháng cuối năm thường được gọi là “lạp nguyệt”, nhưng qua truyền miệng, cách đọc cũng bị chệch đi, chữ “lạp” đã đọc thành “chạp” nên ta có “tháng Chạp”, hay các hình thức cúng giỗ, làm mâm cỗ cũng thường được gọi là "giỗ chạp”.

Tháng củ mật cần kiêng kỵ điều gì?

Để cuối năm khép lại thật trọn vẹn, ngoài cẩn mật thận trọng giữ của, ông bà ta còn có nhiều quan niệm kiêng kỵ như:

- Không cho vay mượn vào ngày rằm tháng Chạp: Người xưa cho rằng ngày rằm trong tháng Chạp là là ngày Vọng vong, nếu cho vay tiền vào ngày này sẽ ảnh hưởng đến tài lộc năm mới, việc kiếm tiền trong năm sau cũng không được suôn sẻ, thuận lợi, buôn bán dễ thua lỗ.


Không nên lời qua tiếng lại, gây gỗ cãi nhau vào cuối năm - Ảnh KPS

- Thấy tiền rơi ngoài đường không nên nhặt, nếu đã nhặt thì nên làm từ thiện. Không ít người cho rằng vào tháng 12 âm lịch, nhiều nhà cúng tiền trong ngày rằm để xua đi vận xui, nếu chúng ta nhặt được chính là rước xui vào người, nên đây là điều kiêng kỵ nên tránh.

- Hạn chế thị phi: Cuối năm ai cũng muốn an ổn để đón một năm mới đầy phấn khởi, vui tươi và nhiều hy vọng về cuộc sống tốt hơn. Thế nên, cũng có những điều kiêng kỵ vào tháng Chạp này như việc tránh nói lời gây mâu thuẫn, tránh làm điều thị phi hay tránh xa những điều tiếng để không bị ảnh hưởng đến vận trình trong năm tiếp theo.

>> Nguồn: https://www.yan.vn/thang-cu-mat-nghia-la-gi-dieu-kieng-ky-trong-thang-cu-mat-254734.html

No comments:

Powered by Blogger.