Snowflakes là gì?

12:28 AM
Snowflakes - Thế hệ mỏng manh như bông tuyết
Gen Z bây giờ ngày càng xuất hiện nhiều người đi theo hướng snowflakes, đây là một cụm từ không hề chỉ sự tích cực cho một thế hệ trẻ, vậy snowflakes là gì?

Thuật ngữ "snowflakes" và "snowflake generation" thường được sử dụng rất nhiều, chúng trở nên đặc biệt phổ biến sau các cuộc đụng độ trong khuôn viên trường ở Mỹ vào năm 2016, xuất phát từ sự phẫn nộ đối với những bộ trang phục Halloween thiếu văn hóa.

Vậy snowflakes có nghĩa là gì, thế hệ snowflakes là những ai? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải mã thuật ngữ này.


Snowflakes - Thế hệ mỏng manh như bông tuyết - Ảnh Pinterest

Snowflakes là gì?

Trong tiếng Anh, snowflakes có nghĩa là bông tuyết, nhưng nó lại được sử dụng nhiều theo nghĩa bóng để chỉ cho thực trạng của thành phần trẻ hiện nay trong xã hội có lối sống cái tôi cá nhân cao nhân, cho quyền làm bất cứ thứ gì mình muốn, ái kỷ nhưng dễ tổn thương và tự tổn thương chính mình.

Nói dễ hiểu hơn thì snowflakes mô tả người quá nhạy cảm, rất dễ bị xúc phạm, người được coi là thế giới xoay quanh họ và cảm xúc của họ, một thế hệ trẻ mỏng manh như bông tuyết, dễ tan vỡ, dễ thổng thương lòng tự ái và thiếu khả năng phục hồi.

Đặc điểm của kiểu người snowflakes là gì?

Những "bông tuyết" mang những đặc điểm sau:

- Thế hệ snowflakes được bao bọc trong sự chăm sóc quá mức của bậc phụ huynh, sống thừa vật chất thế nên khi đối mặt với khó khăn chúng thường dễ từ bỏ. Khả năng chịu đựng cực kém, thường than thở, dễ tìm cớ bỏ cuộc, hay trách móc, biện minh, kém kiên trì, kỳ vọng cao về công việc,...

- Snowflakes là người quá tự cao tự đại, không thích bất kỳ hình thức chỉ trích nào và tin rằng cảm xúc của họ là trung tâm chỉ huy trong cuộc thảo luận.


Cho mình là cái rốn của vũ trụ bởi bạn không to lớn như bạn nghĩ đâu - Ảnh Pinterest

- Tự cho mình là cái rốn của vũ trụ, hay ho hơn người khác, tự do ngôn luận và không muốn nghe ý kiến sự phản đối của người khác.

- Cho rằng mình đáng thương, luôn dễ thấy khổ sở, buồn tủi, đau đớn rồi đổ lỗi là vì người khác mà ra.

- Họ luôn tìm ra nguyên nhân cho sự xúc phạm và biến mình trở thành nạn nhân rồi than vãn hơn là hành động.

- Nhai đi nhai lại biến cố mà bản thân từng gánh chịu trong quá khứ, nhưng có khi biến cố ấy là do bản thân họ tự tưởng tượng ra để biến mình trở nên bi ai hơn mà thôi.

- Không bao giờ nhận trách nhiệm cho sai lầm bản thân, chung quy họ là những đứa trẻ không chịu lớn.


Thế hệ Snowflakes được bao bọc trong sự chăm sóc quá mức của bậc phụ huynh, sống thừa vật chất thế nên khi đối mặt với khó khăn chúng thường dễ từ bỏ - Ảnh Pinterest

Thế hệ Y vẫn được xem là thế hệ thông minh, lanh lợi, được bao bọc kỹ nhưng có lẽ thứ họ thiếu là làn da dày hơn. Những lời góp ý mang tính xây dựng giúp hình thành nên tính cách và hiệu suất của con người, nhưng những “bông tuyết” lại coi đó là hành vi xúc phạm cá nhân, điều đó sẽ ức chế sự cải thiện bản thân.

Những vấn đề như một vài biến cố nhỏ xảy ra trong cuộc sống, công việc không ổn, không hòa hợp với đồng nghiệp, bố mẹ quở trách, chia tay bạn trai,...khiến họ cảm thấy thật tổn thương, thật mệt mỏi, rồi thì buông lời than thân trách phận. Đấy là điển hình cho kiểu người “bông tuyết”, mong manh và dễ dàng tan chảy, họ xem những cái khổ mà mình từng gánh chịu là điều lớn lao và đau đớn rồi cảm thấy mình đặc biệt hơn người khác.

Ở phương Tây, thế hệ trẻ xem cách ví von của thuật ngữ “bông tuyết” là sự xúc phạm và họ rất phản đối thuật ngữ này, nhưng nó đã được đưa vào từ điển Collins English năm 2016.

No comments:

Powered by Blogger.