Tết hàn thực là gì? Cúng gì vào ngày Tết hàn thực?

8:37 PM

Cùng tìm hiểu ngày Tết hàn thực là gì? Mâm cúng vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm gồm có những gì?

Cứ đến dịp mùng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm mọi người lại rộn ràng chuẩn bị đồ cúng Tết Hàn thực với đĩa bánh trôi, bánh chay, đây là nét văn hóa lâu đời tại Việt Nam. Cuộc sống có hiện đại đến đâu, con người ta vẫn luôn giữ gìn những nét văn hóa đặc sắc có từ lâu đời ví như đi tảo mộ, cúng Tết Hàn thực.

Ngày Tết Hàn thực không phải là ngày lễ lớn ở Việt Nam, mà nó xuất hiện trong một vài bộ phận người thuộc khu vực phía Bắc nước ta, hay những người gốc Hoa đang sinh sống tại Việt Nam. Ngày Tết Hàn thực năm 2020 nhằm ngày 26/03 dương lịch.


Các loại bánh dành để cúng trong ngày Tết Hàn thực

Tết hàn thực là gì?

Tết Hàn Thực bắt nguồn từ Trung Quốc, là ngày Tết diễn ra vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, hiểu theo nghĩa chữ Hán, “hàn” có nghĩa là lạnh, “thực” là thức ăn, như vậy “Tết Hàn Thực” là Tết đồ ăn lạnh.

Có nghĩa là các món ăn để nguội, được chế biến sẵn từ hôm trước. Bánh trôi, bánh chay cũng là những món ăn lạnh, không cần hâm nóng, hạn chế hoặc không dùng đến bếp để nấu nướng trong ngày này.


Người dân thường làm bánh trôi trước ngày diễn ra Tết Hàn thực để nguội và đem cúng - Ảnh minh họa

Sau khi du nhập vào Việt Nam, Tết Hàn thực đã có phần nào thay đổi để phù hợp hơn với văn hóa người Việt, và cũng có tên gọi khác như Tết tháng 3, Tết bánh trôi,...

Vì sao phải cúng bánh trôi và ý nghĩa bánh trôi, bánh chay của người Việt

Nguồn gốc bắt nguồn tục Tết Hàn thực này là ở Trung Quốc liên quan đến vua Tần là Tấn Văn Công và hiền sĩ Giới Tử Thôi.

Còn ở Việt Nam, Tết Hàn thực là để tưởng nhớ ông bà tổ tiên, những người đã có công bảo vệ đất nước. Tại sao lại cúng bánh trôi, bánh chay vào ngày Tết Hàn thực? đó là thắc mắc mà nhiều người luôn tò mò. Thực ra, bánh trôi có nguyên liệu từ bột gạo nếp, thể hiện rõ nét về đặc trưng văn hóa, lối sống, văn hóa lúa nước và mơ ước rất riêng của người Việt.


Những chiếc bánh to tròn bên trong chứa nhân ngọt, bênh trên là hạt mè ngon mắt - Ảnh minh họa

Hình dáng tròn vo, trắng trong của chiếc bánh gợi nhớ đến nguồn cội mẹ Âu Cơ mang bọc trăm trứng đẻ ra trăm con. Chính vì thế, những chiếc bánh trôi, bánh chay trong ngày Tết Hàn thực là việc dạy con cháu ghi nhớ công lao của ông bà tổ tiên.

Ngoài ra, bánh trôi, bánh chay còn thể hiện cho khát vọng về những điều tốt đẹp, viên mãn tròn đầy, tinh khiết trong cuộc sống của người dân gửi đến tổ tiên.

Tết hàn thực cúng gì?

Việc cúng kiếng bao giờ cũng có những điều kiêng kỵ của riêng nó, đối với ngày Tết Hàn thực ngoài mâm cúng đầy đủ, phù hợp còn có văn cúng đúng cách, dành riêng cho ngày lễ này.


Mâm cúng Tết Hàn thực - Ảnh minh họa

Theo như mâm cúng tiêu chuẩn thường có: Hương, hoa quả tươi, trầu cau, ly nước sạch. Đặc biệt, không được thiếu bánh trôi nước, bánh chay. Số lượng bát bánh phải theo số lẻ như là 3 hoặc 5 bát.

Tết Hàn thực được cũng vào buổi sáng là tốt nhất. Một trong những điều kiêng kỵ, khi cúng Tết Hàn thực chính là không nên dùng những loại nước khác ngoài ly nước sạch, vì nước tự nhiên, nước sôi đại diện cho sự thanh thịnh, trong lành, thanh mát.


Những chiếc bánh được cách điệu nhiều màu - Ảnh minh họa

Ngày nay, việc cúng bánh trôi, bánh chay không chỉ dừng lại là những chiếc bánh trắng trong, mà còn là những chiếc bánh nhiều màu sắc, bắt mắt và xinh đẹp.

No comments:

Powered by Blogger.